• Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam
    • "Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam

      Phát triển tư duy - kiên quyết khác biệt"

    Tuyển sinh cao đẳng từ xa (online ) ngành Quản Trị Kinh doanh

  • 16/10/2024
  • Quản trị kinh doanh là gì?

    Quản trị kinh doanh nói chung là quản lý các hoạt động kinh doanh, bao gồm tất cả những khía cạnh của việc giám sát hoạt động kinh doanh và các lĩnh vực có liên quan đến kinh doanh.
    Cụ thể, Quản trị kinh doanh liên quan đến việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh doanh, bao gồm đưa ra các quyết định xây dựng hệ thống, duy trì và ổn định các khâu trong quy trình tạo ra sản phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận, hiệu suất cho doanh nghiệp. Những hoạt động liên quan đến quản trị kinh doanh: xây dựng các quy trình, hệ thống kinh doanh, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa hiệu suất làm việc nhằm mang lại nguồn lợi nhuận tối đa. Nói cách khác, ngành học này quản trị các hoạt động và quá trình kinh doanh, từ đó phát triển hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
    Điều cốt lõi của quản trị kinh doanh là đề ra được chiến lược, kế hoạch phát triển trong thời gian ngắn hạn cũng như dài hạn cho công ty, tổ chức giúp duy trì hoạt động, hạn chế các rủi ro.

    Ngành Quản trị kinh doanh học gì?

    Ngành Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực học liên quan đến quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bao gồm việc áp dụng các nguyên tắc quản lý, chiến lược kinh doanh và công cụ phân tích để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
    Theo học Quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Ngoài ra, khi theo học tại Trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương sinh viên còn được trang bị thêm kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh,…
    Sinh viên cần có kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu phù hợp bối cảnh xã hội hiện nay, bên cạnh đó là các kiến thức bổ trợ có liên quan đến ngành học.
    Chương trình học Quản trị kinh doanh có thể cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong nhiều vị trí quản lý và lãnh đạo trong các công ty, tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp khởi nghiệp.

    Những tố chất phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh?

    Để học ngành Quản trị kinh doanh, có một số tố chất phù hợp có thể giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

    • Sự đam mê về kinh doanh: Để học quản trị kinh doanh, bạn nên có sự quan tâm và đam mê về lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Người học cần có đam mê tìm tòi kiến thức, gồm kiến thức tổng quan về ngành và các lĩnh vực có liên quan để đáp ứng sự đòi hỏi khả năng am hiểu bao quát kiến thức kinh tế. Sự quan tâm này sẽ giúp bạn tự động cập nhật và tìm hiểu về các xu hướng mới, thay đổi trong ngành và các chiến lược kinh doanh hiện đại.
    • Khả năng lãnh đạo: Ngành Quản trị kinh doanh đòi hỏi khả năng lãnh đạo, khả năng định hướng và tạo động lực cho nhóm làm việc. Bạn cần có khả năng tạo sự tín nhiệm, định hướng mục tiêu và thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ
    • Khả năng quản lý: Tố chất quản lý là một yếu tố quan trọng trong ngành Quản trị kinh doanh. Bạn cần có khả năng tổ chức công việc, quản lý thời gian, quản lý nguồn lực và đưa ra quyết định hiệu quả.
    • Cần có tư duy phân tích và logic: Quản trị kinh doanh đòi hỏi khả năng phân tích vấn đề, xác định những yếu tố quan trọng và tìm ra cách giải quyết một cách logic. Bạn cần rèn luyện các kỹ năng khác như óc phán đoán, khả năng quan sát, phân tích và đánh giá vấn đề. Bên cạnh đó, một tâm lý mạnh, chịu được áp lực cao và tinh thần cạnh tranh tích cực sẽ giúp bạn có những bước tiến xa và vững vàng trong quá trình học tập và làm việc.
    • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng trong ngành quản trị kinh doanh. Bạn sẽ cần thể hiện khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, khách hàng, và các bên liên quan khác. Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng lắng nghe, diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, thuyết phục và đàm phán.
    • Khả năng làm việc nhóm: Trong quản trị kinh doanh, bạn thường sẽ làm việc trong môi trường nhóm. Khả năng làm việc nhóm giúp bạn hợp tác, chia sẻ ý kiến, giải quyết xung đột và làm việc hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm.
    • Tinh thần sáng tạo và khả năng đổi mới: Sự sáng tạo và khả năng đổi mới giúp bạn tạo ra ý tưởng mới, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và tìm ra cách tiếp cận mới để làm việc và phát triển kinh doanh.
    Tuy nhiên tố chất không phải là yếu tố định đoạt hoàn toàn sự thành công trong ngành quản trị kinh doanh. Việc học tập, trải nghiệm thực tế và phát triển các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng để phát triển trong lĩnh vực này. Bạn có thể phát triển và hoàn thiện các kỹ năng này theo thời gian và kinh nghiệm.

    Cơ hội việc làm của ngành Quản trị kinh doanh

    Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 21.600 nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Marketing. Đây là một cơ hội rất lớn cho các bạn theo học ngành Quản trị kinh doanh. Nhờ nhu cầu nhân lực cho ngành tăng cao, các bạn theo học sẽ giảm tải được những áp lực từ việc kiếm việc làm, thay vào đó các bạn sẽ có cơ hội để lựa chọn công việc yêu thích và phù hợp với bản thân.

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngành quản trị kinh doanh đã trở thành một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Học xong ngành Quản trị kinh doanh, bạn sẽ có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp khác nhau:

    • Quản Lý Doanh Nghiệp: Có thể mở doanh nghiệp riêng hoặc đảm nhiệm vai trò quản lý tại các doanh nghiệp khác. Sinh viên sẽ có trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng về quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh.
    • Chuyên Marketing: Làm việc trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị để nâng cao thị phần và nhận diện thương hiệu.
    • Quản Lý Tài Chính/CFO: Chịu trách nhiệm về việc quản lý tài chính và ngân sách của doanh nghiệp, đồng thời giám sát các hoạt động tài chính khác như đầu tư, phân tích rủi ro.
    • Quản Lý Nhân Sự: Phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo, và quản lý nhân viên, cũng như việc xây dựng và duy trì môi trường làm việc tích cực.
    • Quản Lý Chuỗi Cung Ứng: Đảm bảo hiệu quả và hiệu năng của chuỗi cung ứng, từ việc mua nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm.
    • Tư Vấn Quản Trị: Cung cấp các dịch vụ tư vấn về cách tối ưu hóa hoạt động và chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp.
    • Nghiên Cứu và Phân Tích Kinh Doanh: Làm việc trong các công ty nghiên cứu thị trường hoặc các bộ phận phân tích kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp họ hiểu rõ thị trường và xu hướng kinh doanh.
    • Giảng Dạy và Nghiên Cứu Học Thuật: Với bằng cao học, sinh viên có thể theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu.
    • Quản Lý Dự Án: Phụ trách việc quản lý các dự án từ khởi đầu đến hoàn thành, đảm bảo chúng được thực hiện đúng hẹn và không vượt quá ngân sách.
    •  

    Đăng ký khoá học

    • Bài viết liên quan

    Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam | Thiết kế và phát triển bởi CONET.VN