• Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam
    • "Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam

      Phát triển tư duy - kiên quyết khác biệt"

    Ngành Marketing

  • 16/10/2024
  • Trong cuộc đổ bộ mạnh mẽ của công nghiệp 4.0, các hình thức Marketing – Truyền thông đang dần phát huy vai trò của mình. Ngành nghề này chính là một điểm sáng, phát triển rất nhanh trong tương lai nhờ các yếu tố thuận lợi như: chi phí thấp nhưng lại tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, tương tác mạnh mẽ với khách hàng. Sở hữu kiến thức kỹ năng marketing sẽ là cánh cửa mở ra sự nghiệp cho bạn vì vậy mà ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học ngành marketing.

    1. Tìm hiểu ngành Marketing

    Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu.

    Đây là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.

    Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện…

    Theo học ngành Marketing, sinh viên sẽ có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…

    2. Phân loại Marketing

    SEO

    SEO là hình thức tối ưu hóa trang web để cải thiện vị trí thứ hạng từ khóa của website trong kết quả tìm kiếm tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc,…

    Trên thực tế, phương pháp này được rất nhiều Marketer áp dụng nhằm thu hút khách hàng quan tâm. Việc tối ưu trang web trong SEO giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thậm chí còn mang đến hiệu quả lâu dài và bền vững.

    Blog Marketing

    Ngoài trang web thì blog doanh nghiệp cũng là một phương thức Marketing hiệu quả. Các doanh nghiệp có thể dùng trang này để đăng tải các thông tin chia sẻ hữu ích, kiến thức cần biết về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh. Cũng từ đó giúp doanh nghiệp của mình có thể tăng thêm sức ảnh hưởng, duy trì và củng cố vị thế trong lòng khách hàng.

     Social Marketing

    Social Marketing giúp doanh nghiệp và khách hàng kết nối với nhau một cách dễ dàng hơn từ đó quyết định sự thành công của một chiến dịch Marketing. Những mạng xã hội phổ biến và được khách hàng ưa chuộng như: Facebook, Zalo, Twitter, Instagram,… Đặc biệt, cũng nhờ kênh này mà doanh nghiệp của bạn có thể nhanh chóng được khách hàng biết đến và tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng một cách tốt nhất.

    Print Marketing

    Việc Marketing thông qua hình thức báo chí, ấn phẩm hiện nay vẫn được đánh giá rất cao. Theo nghiên cứu, vẫn có rất nhiều người thường xuyên đăng ký mua ấn phẩm báo, tạo chí. Thậm chí cũng theo dõi những bài viết trên trang báo điện tử.

    SEM

    SEM đây là một hình thức giúp hình ảnh và sự hiện diện của doanh nghiệp nhiều nhất tới khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm. Phương thức này được thực hiện bằng cách đặt cách đường dẫn liên kết đến các trang website của mình.

    Video Marketing

    Về bản chất Video Marketing và Social Marketing có vẻ giống nhau, tuy nhiên, không được nhầm lẫn và gộp hai hình thức này làm một. Vì trên thực tế hành vi của người dùng hiện nay đã thông thái hơn rất nhiều, họ có rất nhiều lựa chọn và thường đắn đo trước những lựa chọn đó. Sử dụng Video Marketing giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của họ. Hơn thế, trong các chiến dịch Marketing thì video cũng thường được sử dụng rất nhiều.

    Email Marketing

    Email Marketing là cách thức giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp. Ngoài ra, hình thức này cũng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích chăm sóc tệp khách hàng của họ. Thông thường nội dung của email Marketing dùng để giới thiệu sản phẩm, đưa ra các chương trình khuyến mãi khiến khách hàng có những hành vi mang đến lợi ích cho doanh nghiệp.

    Brand Marketing

    Đây là loại hình Marketing được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, giúp doanh nghiệp xây dựng và định vị thương hiệu dựa trên các quá trình định hình nhận thức và kết nối với khách hàng một cách tốt nhất. Làm Brand Marketing có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như kể chuyện, sáng tạo hay kết nối cảm xúc giúp “chạm” tới khách hàng từ đó giúp thương hiệu in sâu trong tâm trí người dùng.

    Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp có thể thực hiện các cách sau: tài trợ cho các chương trình, sự kiện, tham gia triển lãm, làm Marketing ngay tại điểm bán.

    3. Ngành Marketing học những chuyên ngành gì?

    Digital Marketing (Marketing công nghệ số)

    Digital Marketing là một chuyên ngành quan trọng trong Marketing, tập trung vào việc sử dụng các công cụ và chiến lược số để đạt được mục tiêu marketing. Sinh viên sẽ được học về SEO, SEM, Email Marketing, Content Marketing, Social Media Marketing và các nền tảng quảng cáo số như Google Ads, Facebook Ads. Sinh viên cũng được trang bị kiến thức và kỹ năng để tạo, thực hiện và phân tích các chiến dịch marketing trực tuyến.

    Marketing Communications (Truyền thông Marketing)

    Chuyên ngành này sẽ đào tạo sâu về lĩnh vực truyền thông, các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về truyền thông marketing, khả năng phân tích , dự báo nhu cầu thị trường về hành vi tiêu dùng xây dựng và phát triển thương hiệu… Các môn học tiêu biểu như: Truyền thông Marketing tích hợp, Chiến lược phương tiện truyền thông, Marketing trực tiếp, Xúc tiến bán hàng, Tổ chức sự kiện, Quản trị thương hiệu, Quảng cáo và thiết kế quảng cáo…Sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng cần thiết để tạo ra và thực hiện các chiến dịch truyền thông hiệu quả.

    Marketing Management (Quản trị Marketing)

    Chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức về quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing… Các môn học của chuyên ngành Quản trị Marketing gồm: Quản trị sản phẩm, Nghiên cứu Marketing, Quản trị kênh phân phối, Digital Marketing, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, Chiến lược Marketing cho thế giới mạng…

    Brand Management (Quản trị thương hiệu)

    Quản trị thương hiệu là chuyên ngành tập trung vào việc xây dựng, duy trì và tăng cường giá trị của một thương hiệu. Chương trình học có thể bao gồm các môn học như chiến lược thương hiệu, quản lý thương hiệu, truyền thông thương hiệu và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Sinh viên sẽ học cách xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và tạo ra một mối quan hệ tích cực với khách hàng.

    Thẩm định giá

    Pricing Strategy là một chuyên ngành quan trọng trong Marketing, nơi sinh viên học cách xác định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên yếu tố như chi phí, cạnh tranh, giá trị người tiêu dùng và mục tiêu kinh doanh. Chương trình học thường bao gồm các phương pháp định giá, chiến lược giá cả, và quản lý giá cả trong môi trường kinh doanh thay đổi.

    Marketing Thương mại

    Hiểu một cách đơn giản, Marketing Thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của một tổ chức, đơn vị để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ. Mục tiêu cuối cùng của Marketing thương mại đó là: Bảo đảm lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Chuyên ngành này sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về: Hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Marketing quốc tế; Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị; Truyền thông marketing và xúc tiến; Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ…

    4. Học Marketing ra làm gì?

    Quảng cáo (Advertising)

    Bộ phận quảng cáo trong doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ đảm nhiệm các hoạt động quảng bá và thực hiện truyền thông cho ý tưởng quảng cáo về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó bằng phương pháp tạo quảng cáo trên một phương tiện truyền thông.

    Quan hệ công chúng (Community Involvement hay Public Relations)

    Vị trí này sẽ đảm nhận việc duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hơn thế, quan hệ công chúng cũng có thể giúp kết nối sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đến gần hơn với nhóm khách hàng mục tiêu nhờ những nội dung PR xúc tích, chân thực và truyền cảm hứng.

    Chăm sóc khách hàng (Customer service)

    Trên thực tế, Marketing cũng góp phần trong việc đưa ra những chính sách giúp hỗ trợ và lời góp ý dành cho khách hàng. Trong một doanh nghiệp việc chăm sóc khách hàng không chỉ cần làm ở khâu trước bán mà còn cần được thực hiện ở cả khâu trong và sau bán.

    Cung cấp dịch vụ tốt khiến khách hàng hài lòng, thậm chí còn có những trải nghiệm vượt ngoài mong đợi sẽ khiến thương hiệu của bạn in sâu trong tâm trí họ hơn. Điều này cũng có nghĩa sẽ giúp bạn “đánh bại” đối thủ cạnh tranh của mình.

    Direct Marketing

    Nhiệm vụ chính của bộ phận Direct Marketing là thực hiện các công việc gửi thông điệp của doanh nghiệp trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các hình thức như phát tờ rơi, biểu mẫu, banner quảng cáo,…

    Phân phối (Distribution)

    Công việc của một phân phối viên là giúp doanh nghiệp tạo nên một chuỗi cung ứng. Theo đó, bạn sẽ có nhiệm vụ phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình đến các cửa hàng, đại lý hoặc siêu thị,..

    Nghiên cứu thị trường (Market Research)

    Công việc nghiên cứu thị trường bao gồm thu thập và phân tích những thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm. Từ những thu thập trên sẽ có thể giúp doanh nghiệp có nhận thức cụ thể về ” thái độ’ của người tiêu dùng và thị trường dành cho sản phẩm, hàng hóa của mình.

    Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning)

    Việc lập một kế hoạch truyền thông có sự liên quan chặt chẽ đến chiến lược marketing của doanh nghiệp. Nó có thể sử dụng những kênh truyền thông có hiệu quả và tốt nhất để tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu. Ví dụ điển hình dành cho một số kênh truyền thông tốt như: internet, báo, tạp chí, TV, radio,…

    Định giá sản phẩm (Product Pricing)

    Trước khi đưa ra giá của một sản phẩm bạn cần phải tính toán tất cả các chi phí bao gồm cả sản xuất và vận chuyển. Việc tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh cũng là điều một nhân viên định giá nên làm.

    Hầu hết, các sản phẩm sẽ có chút biến động về giá sau một thời gian. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như chi phí sản xuất, tiền lương, đối thủ cạnh tranh tăng giá,…. Việc bạn cần làm là theo dõi những biến động đó và đưa ra phương án cụ thể.

    Kinh doanh bán hàng (Sales)

    Xét từ góc độ Marketing thì công việc Sale chính là việc lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng cách thúc đẩy chỉ tiêu bán hàng. Ngoài ra, vị trí này cũng cần phải lên kế hoạch về việc tổ chức sắp xếp một kế hoạch để làm thế nào có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng.

    One-to-one Marketing

    Vị trí này liên quan đến việc giao tiếp và trao đổi một cách trực tiếp với từng khách hàng để hiểu và lắng nghe những tâm tư của khách hàng từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp và dễ tiếp cận hơn với thị hiếu, sở thích của khách hàng.

    Impression Marketing

    Nhiệm vụ của vị trí này chính là làm sao giúp khách hàng có nhận thức đúng đắn, tốt hơn về sản phẩm của doanh nghiệp mình.

    5. Trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương có đào tạo chuyên ngành Marketing không?

    Câu trả lời là Có. Đăng ký học ngay tại trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương, bạn sẽ được học theo mô hình chất lượng cao, đảm bảo các kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành Marketing. Đối với những sinh viên chuyên ngành Marketing thì ngay từ khi còn trong nhà trường cũng sẽ được trang bị khối kiến thức đầy đủ về việc phân tích tâm lý, hành vi khách hàng và cách lên kế hoạch Marketing dành cho doanh nghiệp.

    Lĩnh vực Marketing được đánh giá là “ngành nghề của tương lai” vì hứa hẹn về tăng trưởng trong cả quy mô hoạt động và vai trò trong kinh doanh. Hiện nay, tại Việt Nam, lĩnh vực Marketing đang phát triển rất mạnh mẽ, có rất nhiều chương trình truyền thông, hoạt động quảng cáo rầm rộ trên các hầu hết các phương tiện đặc biệt là các kênh Online. Marketing giờ đây đã trở thành một ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

    ————————————————————————–

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ – NGOẠI THƯƠNG

    Thông tin liên hệ:

    Số điện thoại:

    Email:

    Địa chỉ:

    0774990988

    info@ngoaithuongcollege.edu.vn

    Hồ Chí Minh: Số 12 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

     

    Văn phòng tiếp nhận hồ sơ:

                      * 42-46 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

                      * 116 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

    Đăng ký khoá học

    • Bài viết liên quan

    Copyright © 2024 Bản quyền thuộc về Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam | Thiết kế và phát triển bởi CONET.VN